Đề thi thử sinh học 2025 - Đề số 3
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
A. Các nucleotide tự do B.
Enzyme ligase C. Amino acid D.
DNA polimerase |
|||||||||||||||||||||
Câu 2. Trong quá trình giảm phân bình thường, nhiễm sắc thể xếp thành
hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc xảy ra ở A. kì đầu I.
B. kì đầu II. C. kì giữa I. D. kì giữa II |
|||||||||||||||||||||
Câu 3. Có một loại khí được thải ra từ quá trình quang hợp, là một khí
rất cần thiết cho việc hô hấp của tế bào. Khí đó là A. Khí oxi B.
khí hidro C. khí cacbonic D. khí nito |
|||||||||||||||||||||
Câu 4. Chất nào sau đây được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây của cây? A. NO3-. B. Nước. C. Glucose. D. NH4+. Câu
5. Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng
vượn người nào sau đây gần gũi với loài người nhất? A. Vượn. B.
Đười ươi. C. Gôrila. D.
Tinh tinh. Câu 6. Darwin không đưa ra
khái niệm nào sau đây? A. Đột biến. B.
Chọn lọc tự nhiên. C. Phân ly tính trạng D.
Biến dị cá thể. |
|||||||||||||||||||||
Câu 7. Trong quá trình hình thành loài
thì nhân tố nào sau đây có vai trò làm phân hóa thành phần kiểu gene của các
quần thể hoặc các nhóm cá thể? A. Đột
biến B.
Giao phối ngẫu nhiên C. Chọn
lọc tự nhiên D. Yếu tố
ngẫu nhiên |
|||||||||||||||||||||
Câu 8: Dưới tác động của
một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là:
0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa đột ngột biến đổi thành 100%AA. Biết gen trội là trội
hoàn toàn. Quần thể này có thể chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Các yếu tố ngẫu
nhiên B.
Chọn lọc tự nhiên C. Giao phối không ngẫu
nhiên D. Đột biến |
|||||||||||||||||||||
Câu 9: Cho phả hệ Cho biết bệnh do một gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
trên Y quy định. Trong phả hệ, có bao nhiêu người có thể biết chính xác kiểu
gen về tính trạng này? A. 11 người. B.
10 người. C. 9 người. D.
12 người. |
|||||||||||||||||||||
Câu 10: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu
tính bình thường. B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành loài mới. D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội
hóa. |
|||||||||||||||||||||
Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm
sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. kí sinh - vật chủ. D. hội sinh Câu 12: Ví dụ nào sau đây
minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài? A. Giun đũa sống trong
ruột lợn. B. Tảo giáp nở hoa gây
độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường. C. Bò ăn cỏ. D. Cây lúa và cỏ dại sống
trong một ruộng lúa. Câu 13. Cho các dòng thuần chủng có kiểu
gene như sau: (I): AAbb; (II): aaBB; (III): AABB; (IV): aabb. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây tạo ra đời con có ưu thế lai cao nhất? A. Dòng
(II) × dòng (IV). B.
Dòng (I) × dòng (III). C. Dòng
(II) × dòng (III). D.
Dòng (I) × dòng (II). |
|||||||||||||||||||||
Câu 14: Ở người hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu MN
được qui định bởi các kiểu gen như sau: Trong nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn ba đứa
trẻ với ba cặp bố mẹ có các nhóm máu như sau: Xác định bố mẹ của các đứa trẻ trên A. Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của đứa trẻ 1.Cặp bố mẹ
2 là bố mẹ của trẻ 2. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 3Hãy xác định đứa trẻ nào
là con của cặp vợ chồng nào B. Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của đứa trẻ 2. Cặp bố
mẹ 2 là bố mẹ của đứa trẻ 1. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của đứa trẻ 3 C. Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của đứa trẻ 3. Cặp bố
mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 2.Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của đứa trẻ 1 D. Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của đứa trẻ 2. Cặp bố
mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 3 Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 2 |
|||||||||||||||||||||
Câu 15. Trong điều trị bệnh rối loạn suy giảm miễn dịch (SCID) ở người
do đột biến gene, không tổng hợp enzyme adenosine deaminase (ADA), một nhóm
nhà khoa học sử dụng vector chuyển gene ADA bình thường vào tế bào gốc
tủy của bệnh nhân SCID. Liệu pháp gene đã được sử dụng trong trường hợp này
là gì? A. Đưa gene bình thường vào cơ thế người bệnh
đe phá hủy gene đột biến. B. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh
để ức chế biểu hiện của gene đột biến. C. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh
để chỉnh sửa gene đột biến. D. Đưa gene bình thường vào cơ thể người bệnh
để tạo enzyme hoạt động. |
|||||||||||||||||||||
Câu 16. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n - 1? A. Thể một. B. Thể
tứ bội. C.
Thể tam bội. D. Thể ba. Câu 17. Cho các dữ kiện
sau: (1) Đây là sự
kiện hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khởi
xướng. (2) Sự kiện này
diễn ra vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của
tháng ba hàng năm. (3) Sự kiện có
hình logo được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu được cắt theo hình số 60 phía
sau được thêm một dấu cộng. (4) Mục đích của
sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí
thải carbon dioxide gây hiệu ứng nhà
kính Từ các dữ kiện
trên, hãy cho biết đây là sự kiện gì: A. Ngày môi trường thế giới. B. Ngày Trái Đất. C. Giờ Trái Đất. D. Ngày Người
tiêu dùng xanh. |
|||||||||||||||||||||
Câu 18. Có rất nhiều
biện pháp cho sự bền vững, giải pháp nào sau đây không phải là một trong những
giải pháp bền vững: A. Bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên và nhân tạo. B. Kiểm soát sự
gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. C. Giảm tới mức tối
thiểu quá trình khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công nghiệp mà
thay vào đó là khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp. D.
Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, tái sinh các hệ sinh thái bị tàn
phá PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d)
ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai, |
|||||||||||||||||||||
Câu 1. Ở
ruồi giấm, xét 2 cặp gene Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường. Thực hiện
phép lai giữa hai cá thể (P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2
: 1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu dưới đây
đúng hay sai? a) Hai cá thể P có thể có kiểu
gene khác nhau. b) F1 có tối đa 4 kiểu
gene. c) Cho con đực P lai phân tích
thì có thể thu được ở đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội về 1 tính trạng. d) Cho con cái P lai phân tích
thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4 : 4 : 1 : 1. |
|||||||||||||||||||||
Câu 2. Tại
các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao
biển (P.ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M.
californianous). Theo nghiên cứu của Rober Paine, ở trường Đại học
Washington, nếu loại bỏ sao biển P. ocharaceus khỏi vùng ngập triều
thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động
vật không xương sống và tảo ở đó. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của
quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus. Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? a) Đường b là đồ thị mô tả biến động số lượng
loài của quần xã khi không có sao biển P. ocharaceus. b) Khi có sao biển P. ocharaceus, số lượng
loài ít thay đổi do sao biển kìm hãm sự phát triển của loài trai ở quần xã
sinh vật này. c) Loài sao biển P. ocharaceus có vai
trò sinh thái quan trọng trong việc gìn giữ độ đa dạng của quần xã này. d) Nếu loài nấm xâm lấn giết chết hầu hết các
cá thể trai M. californianous ở vùng này thì có thể loài P.
ocharaceus sẽ bị giảm. |
|||||||||||||||||||||
Câu
3. Trong một nghiên cứu về sự đáp ứng của
hệ tim mạch với sự luyện tập thể dục, một người phụ nữ đáp ứng các tiêu chí
nghiên cứu (từ 25 đến 40 tuổi, không dùng thuốc, cân nặng bình thường về chiều
cao, huyết áp bình thường) được chọn để nghiên cứu. Các thông số đối chứng
(trước luyện tập thể dục) về huyết áp, nhịp tim và PO2 động mạch
và tĩnh mạch; thể tích tâm thu của cô ta được xác định. Sau đó người phụ nữ
này đi trên một máy chạy bộ trong thời gian 30 phút với vận tốc 3 dặm/giờ.
Huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, và PO2 động mạch
và tĩnh mạch của cô được đo vào cuối giai đoạn tập thể dục (Bảng dưới đây)
Mỗi
phát biểu sau đây là đúng hay sai? a) Khi tập luyện thể dục, huyết áp tâm thu của
người này được tăng lên và huyết áp tâm trương giảm đi. b) Bởi vì cơ thể hoạt động, tim cần
gia tăng nhịp để đẩy các chất cần thiết đến với các tế bào nên nhịp tim tăng
khi tập luyện thể dục c) Áp suất oxy ở tĩnh mạch giảm
vì tế bào đã sử dụng ít oxy hơn. d) Tập luyện thể dục có thể khiến
khoảng huyết áp rộng hơn khiến cho người này dễ đột quỵ. |
|||||||||||||||||||||
Câu 4. Khi nói về operon Lac
ở vi khuẩn E. coli (hình bên dưới), các phát biểu sau đây là đúng hay
sai? a) Gene điều hòa (R) không nằm trong thành phần của operon Lac. b) Khi môi trường không có lactose thì gene điều hòa (R) vẫn có thể
phiên mã. c) Nếu gene cấu trúc A và gene cấu trúc Z đều phiên mã 1 lần thì
gene cấu trúc Y sẽ phiên mã 2 lần. d) Trên phân tử mRNA 2 chỉ chứa một codon mở đầu và một côđon kết
thúc dịch mã. |
|||||||||||||||||||||
PHẢN III. Thí sinh trả lời từ
câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng
theo hướng dần của phiếu trả lời. |
|||||||||||||||||||||
Câu 1. Hình
ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa.
Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các
đặc điểm sau đây? (1) Gồm các cá
thể cùng loài với quần thể ban đầu. (2) Có tần số
kiểu gene, tần số allele giống với quần thể ban đầu. (3) Có độ đa dạng
di truyền thấp hơn quần thể ban đầu. (4) Có nhiều cá
thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu. Câu
2. Một loài động
vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST
sau đây, có bao nhiêu thể ba? I.
AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe. IV.
AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe. |
|||||||||||||||||||||
Câu
3. Cho một quần
thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền 0,1 |
|||||||||||||||||||||
Câu 4. Ở một loài sinh vật, allele A
quy định thân đen là trội hoàn toàn so với allele a - quy định thân trắng, B
- lông xoăn trội hoàn toàn so với b - lông thẳng, D - mắt nâu là trội hoàn
toàn so với d - mắt xanh. Tiến hành phép lai |
|||||||||||||||||||||
Câu 5. Cho sơ đồ tháp sinh thái năng
lượng sau: Hiệu
suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng bao nhiêu? |
|||||||||||||||||||||
Câu
6. Trong số các hiện tượng dưới đây thì sẽ có bao nhiêu hiện
tượng xảy ra nếu một quần xã sinh vật có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ
sinh thái càng chặt chẽ? (1)
Quần xã có cấu trúc càng ổn định vì có lưới thức ăn phức tạp. (2)
Quần xã dễ xảy ra điễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho
môi trường thay đổi nhanh. (3)
Quần xã sẽ có cấu trúc ít ổn định vì số lượng lớn loài sẽ dẫn đến cạnh tranh
nhau gay gắt. (4) Quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ
đa dạng thấp từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn do thức ăn trong môi
trường can kiệt dần. |
|||||||||||||||||||||
------------ HẾT
------------ |
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác