Đề thi thử sinh học 2025 - Đề số 1

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chọn một phương án.

Câu 1. Đơn phân của protein là

     A. amino acid.                 B. nucleotide.                  C. acid béo.                      D. glucose.

Câu 2. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể?

     A. Tế bào thần kinh.                                                 B. Tế bào cơ tim.

     C. Tế bào gan.                                                            D. Tế bào lympho B.

Câu 3. Khi nói về vai trò của hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Hô hấp giúp cơ thể thải O2 sinh ra từ hô hấp tế bào.

     B. Hô hấp tế bào giúp cơ thể oxi hoá chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.

     C. Hô hấp giúp cơ thể lấy CO2 và giải phóng O2 cung cấp cho hô hấp tế bào.

     D. Hô hấp giúp cơ thể lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào.

Câu 4. Trong trồng lúa, sử dụng biện pháp trồng xen cứ một vụ lúa lại một vụ mùa trồng các cây như đậu, lạc để cải tạo đất. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất cho biện pháp này?

     A. Cây đậu, lạc trong hệ rễ có các nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.

     B. Cây đậu, lạc có nhu cầu dinh dưỡng ít hơn so với cây lúa.

     C. Cây đậu, lạc có hiệu quả quang hợp cao hơn so với cây lúa.

     D. Các loài cây đậu, lạc có nhu cầu nước ít hơn so với cây lúa

Câu 5. Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.

     B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.

     C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.

     D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.

Câu 6. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phát sinh thú và chim?

     A. Kỉ Tam điệp (Triassic) của đại Trung sinh.

     B. Kỉ Jurassic của đại Trung sinh.

     C. Kỉ Permian của đại Cổ sinh.

     D. Kỉ Carboniferous của đại Cổ sinh.

Câu 7. Những nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các allele mới trong quần thể?

     A. Đột biến và di-nhập gene.                                   B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

     C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.                          D. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gene.

Câu 8. Một nhóm người trong một quần thể người đã di cư đến một hòn đảo và lập thành một quần thể người mới có tần số allele về nhóm máu khác biệt so với quần thể gốc ban đầu. Đây là ví dụ về kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Chọn lọc tự nhiên.          B. Đột biến.      C. Dòng gene.           D. Phiêu bạt di truyền.

Câu 9. Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh người:

LỜI GIẢI] Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở ngườ - Tự  Học 365

Quy ước: Nữ bình thường: ○. Nam bình thường: □. Nữ mắc bệnh: ●. Nam mắc bệnh: ■. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào về bệnh này đúng?

A. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên NST thường, trong đó allele lặn quy định bị bệnh.

B. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên NST thường, trong đó allele trội quy định bị bệnh.

C. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên vùng không tương đồng của NST X, trong đó allele trội quy định bị bệnh.

D. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên vùng không tương đồng của NST X, trong đó allele lặn quy định bị bệnh.

Câu 10. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới

     A. bằng cách li sinh thái.                                B. bằng tự đa bội.

     C. bằng lai xa và đa bội hóa.                          D. bằng cách li địa lý.

Câu 11. Rùa khổng lồ Đảo Hood (Chelonoidis hoodensis) chỉ được tìm thấy trên một trong các quần đảo Galapagos. Hai con rùa khổng lồ Đảo Hood đang tranh giành lãnh thổ. Đó là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây?

A. Cạnh tranh cùng loài.                  B. Hỗ trợ cùng loài.

C. Cạnh tranh khác loài.                  D. Kí sinh cùng loài.

Câu 12. Loài sinh vật ngoại lai nào dưới đây không gây nguy hiểm cho các đối tượng khác?

A. Cây macca.          B. Cây trinh nữ.             C. Ốc bươu vàng.                D. Bèo lục Bình.

Câu 13. Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gene vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không có thể truyền plasmid thì gene cần chuyển sẽ phiên mã liên tục tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

B. Nhờ có thể truyền plasmid mà gene cần chuyển được chuyển vào tế bào nhận và nhân lên trong tế bào nhờ quá trình tự nhân đôi.

C. Nếu không có thể truyền plasmid thì tế bào nhận không có khả năng phân chia và nhân lên.

D. Nhờ có thể truyền plasmid mà gene cần chuyển gắn được vào DNA vùng nhân của tế bào nhận.

Câu 14. Gene p53 hoạt động ở pha G1 dẫn đến ức chế phân chia tế bào, khi gen p53 bị đột biến không còn khả năng kiểm soát sự phân chia tế bào, tế bào phân chia vô hạn dẫn đến hình thành khối u. Sử dụng adenoviral vector và gene p53 có khả năng điều hòa phân chia tế bào làm liệu pháp để chữa trị ung thư, biện pháp được ứng dụng trong liệu pháp gene đối với gene p53

A. gây ức chế hoặc bất hoạt gene p53.

B. loại bỏ gene p53 đột biến khỏi hệ gene.

C. tiêm adenoviral vetor trực tiếp vào khối u kết hợp với thuốc hóa trị để gây ức chế khối u.

D. làm biến đổi gene p53 có sẵn trong tế bào nhằm thay đổi chức năng điều hòa phân chia tế bào.

Câu 15. Ở một loài thực vật, xét 1 tế bào bị đột biến NST như hình bên. Các chữ cái kí hiệu cho các gene trên NST. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đây là đột biến đảo đoạn

B. Dạng đột biến này đã làm thay đổi số lượng gene trên NST

C. Đột biến này xảy ra do hai NST không tương đồng trao đổi  đoạn cho nhau

D. Dạng đột biến này chắc chắn gây chết cho thể đột biến

Câu 16. Phenylketonuria (PKU) là một trong những bệnh gây rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể  người có cơ chế gây ra bệnh liên quan trực tiếp đến amino acid Phenylalanine và Tyrosine, các hoạt chất đóng vai trò quan trọng để sản xuất ra Serotonin, Catechlamine – là chất dẫn truyền thần kinh, Melanin và các hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh Phenylketonuria phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt enzyme Phenylalanine Hydroxylase. Điều này gây ra những rối loạn trong quá trình chuyển hoá Phenylalanine thành Tyrosine. Khả năng hấp thu Phenylalanine trong thức ăn không có sự kiểm soát sẽ gây ra tình trạng tích tụ Phenylalanine bên trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

Nhận định nào sau đây  sai khi nói về bệnh Phenylketonuria?

A. Cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.

B. Bệnh Phenylketonuria là do lượng amino acid Tyrosine dư thừa và ứ  đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

C. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện được bệnh sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa Phenylalanine ở một lượng hợp lí.

D. Bệnh Phenylketonuria là do đột biến ở gene mã hóa enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hóa amino acid Phenylalanine thành Tyrosine trong cơ thể.

Câu 17. Vì sao cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên?

A. Vì việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên vừa giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, vừa bảo vệ lợi ích cho con người.

B. Vì việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và phục hồi nguồn khoáng sản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Vì việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên giúp con người chống lại được các hậu quả của biến đổi khí hậu.

D. Vì việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên giúp con người chống lại được các hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Câu 18: Ốc bươu vàng (Pomacea canalicaluta) là loài ngoại lai xâm hại có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình A thể hiện biến động mức độ che phủ của một số loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và sau khi có mặt ốc bươu vàng (vào ngày 0). Hình B thể hiện mối quan hệ giữa mức độ đa dạng loài trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.

Ảnh có chứa văn bản, biểu đồ, hàng, Sơ đồ

Mô tả được tạo tự động

Các nhận định sau đây, nhận định nàosai về các dữ liệu trên?

A.Sau khi có mặt ốc bươu vàng, sinh khối của thực vật phù du sẽ giảm xuống.

B. Nguồn dinh dưỡng của ốc bươu vàng chủ yếu đến từ bèo và tảo.

C.Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa.

D.Để giảm thiểu thiệt hại, nên bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu sẽ hiệu quả hơn là thường xuyên đánh bắt và giết ốc với quy mô lớn.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gene A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gene có cả 2 loại allele trội A và B quy định thân cao, các kiểu gene còn lại đều quy định thân thấp. Allele D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với allele d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gene (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai?

a) Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác gene không allele.

b) Hai cặp gene quy định chiều cao cây cùng nằm trên một NST.

c) Kiểu gen của cây P có thể là  và không xảy ra hoán vị gene.

d) F1 có tỉ lệ cây có kiểu gene giống (P) chiếm 25%.

Câu 2. Sơ đồ dưới đây thể hiện mô hình tương tác giữa các quần thể của một hệ sinh thái. Các chữ in hoa kí hiệu cho các quần thể. Mũi tên hai đầu (https://lh5.googleusercontent.com/Ig7KlfjsmjgmPVYUrBlVL5etq5Mcmx4bT-bITSZJUUFhG_kc04ksDi8GJCOiezLaEzSZLGuqCk0pLfq8lMR-GP_0rf9zZ0OcNxIClk1bVZIXBMsnGBnPIxHLEB34SGbhtynIKsg) cho biết có sự tương tác trực tiếp giữa hai quần thể. Các tương tác có thể có lợi (+), có hại (–) hoặc không lợi, không hại (0) đối với mỗi quần thể, được chỉ ra ở cuối các mũi tên. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về mối quan hệ các loài trong hệ snh thái?

a) Mối quan hệ của gà gô đỏ và virus là mối quan hệ kí sinh.

b) Khi kích quần thể thỏ rừng bị suy giảm thì kích thước quần thể của hươu đỏ cũng giảm.

c) Khi tốc độ lây nhiễm virus tăng lên có thể ảnh hưởng tới tất cả các loài sinh vật trong hệ sinh thái.

d) Khi số lượng cá thể trong quần thể hươu đỏ được gia tăng thì khả năng nhiễm virus trong quần thể gà gô đỏ sẽ suy giảm.

Câu 3. Khi quan sát hình (a) (b) thể hiện chế hoạt động của operon lac dưới đây,  một học sinh đã đưa ra một số nhận định sau. Các nhận định đó đúng hay sai?

 

a)   hình a, môi trường lactose, protein ức chế thay đổi cấu hình nên không bám            vào vùng vận hành (O) làm tăng tốc độ hoạt động của nhóm gene cấu trúc Z, Y, A.

b) Ở hình b, môi trường không có lactose nhưng nhóm gene cấu trúc Z, Y, A vẫn hoạt động bình thường do đã xảy ra đột biến làm thay đổi cấu trúc vùng vận hành (O), nên protein ức chế không bám vào vùng vận hành (O).

c) Ở hình a, môi trường có lactose, lactose liên kết với protein ức chế làm thay đổi      cấu hình của protein khiến chúng không bám được vào vùng vận hành (O) dẫn đến      nhóm gene cấu trúc Z, Y, A không hoạt động.

d) Ở hình b, môi trường không có lactose nhưng nhóm gene cấu trúc Z, Y, A vẫn hoạt động bình thường do xảy ra đột biến gene điều hoà đã làm thay đổi cấu trúc  protein ức chế dẫn đến chúng không bám được vào vùng vận hành (O).

Câu 4. Một học sinh sau khi tìm hiểu về chu kì tim ở người trưởng thành và bình thường theo hình dưới đây:

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hình này?

a) [1] Pha co tâm nhĩ, [2] Pha co tâm thất, [3] Pha dãn chung.

b) Mỗi chu kì tim gồm 0,8 giây, 3 pha, trong đó pha dãn chung là 0,4 giây.

c) Ở người này có nhịp tim trung bình 0,8 nhịp/phút.

d) Khi tâm thất co, áp lực trong tâm thất tăng lên, làm đóng van nhĩ thất [5] và mở van động mạch hay bán nguyệt [4] nhờ đó máu từ tim đưa đi đến mọi nơi mà không ngược lại tim.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1. Người ta thấy một loài bọ cánh cứng có 2 dạng kiểu hình là cánh nâu và cánh xanh. Màu nâu là trội so với màu xanh. Bọ cánh nâu có tỉ lệ sống sót đến giai đoạn sinh sản là 90%, trong khi đó bọ cánh xanh có tỉ lệ sống sót đến giai đoạn sinh sản là 60%. Những con bọ cánh nâu trưởng thành trung bình có thể sinh ra 30 con bọ cánh cứng con, còn các con bọ cánh cứng xanh có thể sinh được 50 con bọ cánh cứng con. Giá trị thích nghi của các cá thể có màu nâu và màu xanh trong quần thể bọ cánh cứng này lần lượt là bao nhiêu?

Câu 2. Trong các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu nào đúng?

(1) Phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là đột biến trội.

(2) Hầu hết đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra có thể do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 chromatid của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

(4) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

(5) Đột biến mất đoạn được ứng dụng để loại bỏ những gene không mong muốn, xác định vị trí gene trên NST hay biểu hiện của gene lặn.

Câu 3. Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

1. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.

2. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

3. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.         

4. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

Câu 4. Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele  a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Đem cây P1 có kiểu gene AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ.

- Thí nghiệm 2: Đem cây P2 có kiểu gene aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC hay 35oC đều ra hoa trắng.

- Thí nghiệm 3: Đem cây P1 và cây P2 lai với nhau thu được các cây F1.

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(I) Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ cho toàn hoa đỏ.

(II) Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ có toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ có 3/4 số cây cho toàn hoa đỏ.

(III) Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa đỏ, còn khi trồng ở 20oC sẽ cho toàn hoa trắng

(IV) Các cây F1 khi trồng ở 35oC sẽ cho toàn hoa trắng, còn khi trồng ở 20oC sẽ có 3/4 số hoa trên mỗi cây là hoa đỏ

Câu 5. Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao biển ( P. ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M. californianous). Theo nghiên cú́u của Rober Paine, ở trường Đại học Washington, nếu loại bỏ sao biển P. ocharaceus khỏi vùng ngập triều thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động vật không xương sống và tảo ở đó. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus.

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Đường b là đồ thị mô tả biến động số lượng loài của quần xã khi có sao biển P. ocharaceus.

II. Khi có sao biển P. ocharaceus, số lượng loài ít thay đổi do sao biển kìm hãm sự phát triển của loài trai ở quần xã sinh vật này.

III. Loài sao biển P. ocharaceus có vai trò sinh thái quan trọng trong việc gìn giữ độ đa dạng của quần xã này.

IV. Nếu loài nấm xâm lấn giết chết hầu hết các cá thể trai M. californianous ở vùng này thì có thể loài P. ocharaceus sẽ bị giảm.

Câu 6. Cho những nhận định sau:

(1). Điều chỉnh xu hướng diễn thế theo hướng thiết lập trạng thái cân bằng, tồn tại và phát triển của hệ sinh thái một cách ổn định theo thời gian.

(2). Dự đoán được xu hướng phát triển của quần xã sinh vật để chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(3) Là cơ sở lựa chọn đối tượng chăn nuôi, trồng trọt nhằm thu được năng suất cao.

(4). Chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo hướng có lợi cho con người.

(5) Xây dựng được kế hoạch dài hạn cho nông lâm ngư nghiệp.

(6) Giúp chúng ta thấy được tại sao sinh vật lại tiến hóa theo các hướng thích nghi khác nhau từ một dạng ban đầu.

(7). Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Trong những nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng về ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?


Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề thi TN THPT 2023 môn Toán - mã đề 101